TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ
Với dân số gần 100 triệu người và một nền kinh tế đã có sự tăng trưởng bền vững trong vài thập niên gần đây, ngày nay Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi của khu vực Đông Nam Á phát triển năng động và đầy triển vọng nhất trong khu vực cũng như trên toàn cầu.
Quá trình cải cách kinh tế được bắt đầu vào năm 1986 (“Đổi mới”) và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007 đã khởi đầu một lộ trình mở cửa kinh tế, hội nhập và giao thương quốc tế, kích thích tăng trưởng liên tục và bền vững, duy trì mức tăng trưởng bình quân 6% trong những năm gần đây. Do đó vào năm 2010 Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình và đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 trở thành một nước thu nhập cao vào năm 2045.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Bộ máy khuôn khổ pháp lý vẫn tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và đã được hoàn thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau trong những năm qua (trong các lĩnh vực như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải cách luật doanh nghiệp, luật đầu tư và thị trường bất động sản, hình thức hợp tác công tư PPP, tăng mức vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán) với các cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ thuế đã khẳng định cam kết của chính quyền Việt Nam trong việc nỗ lực đảm bảo một sân chơi công bằng cho các tất cả các doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp nhà nước.
Các chính sách ưu đãi khuyến khích được đưa ra cho từng lĩnh vực cụ thể cũng như các khu vực có đặc điểm đặc biệt (khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phức tạp).
Việt Nam có hệ sinh thái đổi mới không ngừng phát triển. Nhiều công ty khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm đang quan tâm ngày một nhiều hơn đến nền kinh tế Việt Nam.
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
Sự tham gia của Việt Nam vào một mạng lưới dày đặc các hiệp định thương mại tự do (khoảng 15 hiệp định với trên 50 nước) đã mang tới cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam những thuận lợi trong việc cắt giảm thuế xuất khẩu đặc biệt là trong thị trường vùng. Nhờ sự hội nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam là trung tâm sản xuất và thương mại cho toàn khu vực.
Viêt Nam là thành viên của ASEAN từ năm 1995 và của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007. Ngày 15 tháng 12 năm 2015 và ngày 23 tháng 1 năm 2017, Việt Nam lần lượt phê chuẩn Nghị định thư về Hiệp định tạo thuận lợi Thương mại và sửa đổi Hiệp
định TRIPS. (Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của tổ chức thương mại thế giới WTO).
Việc chính thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 1 tháng 1 năm 2016 là bước tiến quan trọng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế khu vực, tích hợp hệ thống các cơ chế ưu đãi sẵn có trong khu vực thương mại tự do (với sự bất cân xứng về thuế quan đảm bảo cho hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi).
Năm 2018, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bao gồm 11 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (khoảng 10 nghìn tỉ đô GDP cho gần nửa tỉ người.) Bước tiến mới này, cùng với nhiều Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam đã ký kết đã đưa Việt Nam trở thành nước có nền kinh tế mở cửa nhất thế giới, với giá trị trao đổi thương mại lớn gấp đôi tổng thu nhập quốc dân.
Ngày 1 tháng 1 năm 2022 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực – RCEP có hiệu lực, đã hợp nhất các hiệp định của ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand trong một khuôn khổ duy nhất, tạo thành một mạng lưới tương đương với 1/3 dân số toàn cầu và bằng 1/3 GDP thế giới.
EVFTA
Hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh Châu âu và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, quy định tự do hóa thuế quan lên tới 99% (với những điều kiện đặc biệt hấp dẫn cho doanh nghiệp châu âu trong lĩnh vực đồ uống có cồn, tự động hóa, máy móc, đồ thuộc da và đồ nội thất); bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý; chuẩn bị một loạt các biện pháp nhằm mang tới cho các doanh nghiệp Châu Âu một sân chơi bình đẳng để xuất khẩu và đầu tư (hàng rào phi thuế, nhiều lĩnh vực mở cửa cho các doanh nghiệp Châu Âu như dịch vụ, đầu tư, đấu thầu, quy định trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước).
ITALIA – VIỆT NAM. QUAN HỆ VÀ TRIỂN VỌNG
Việt Nam mang đến những CƠ HỘI thú vị, nhờ vào vị thế công nghiệp dựa trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức hấp dẫn về đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp, có trình độ, cũng như việc tham gia của Việt Nam vào mạng lưới các hiệp định thương mại tự do.
Cơ cấu công nghiệp Việt Nam với 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quyết tâm tiếp thu các sản phẩm, máy móc, công nghệ và mô hình phát triển, để có thể tham gia thành công vào chuỗi cung ứng của các dự án đầu tư quốc tế lớn và hưởng lợi cụ thể từ mạng lưới Hiệp định Thương mại tự do dày đặc. Ngoài ra những triển vọng này còn được đảm bảo bởi động lực bền vững bởi quá trình tự do hóa và khuyến khích đầu tư, bởi những mục tiêu đầy tham vọng trên nhiều lĩnh vực (cơ sở hạ tầng, năng lượng, cơ khí hóa nông nghiệp, thiết bị y tế, du lịch) và bởi sự mở rộng của tầng lớp trung lưu giàu, đặc biệt nhạy cảm với tiếng gọi của các sản phẩm “Made in Italy” (ẩm thực, nội thất, thiết kế và thời trang).
Cuối cùng, việc tự do hóa thuế quan do việc ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do không chỉ thể hiện qua tiềm năng xuất khẩu vào Việt Nam (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu) mà còn ở tiềm năng sản xuất và xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới, nhờ vào vị thế trung tâm sản xuất của Việt Nam và các Hiệp định CPTPP, ASEAN, Hàn Quốc và Liên Minh Á Âu.