Trang web này sử dụng các cookie kỹ thuật (bắt buộc) và cookie phân tích.
Khi tiếp tục duyệt trang, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.

Dassù: tái cơ cấu mạng lưới ngoại giao – lãnh sự. Mở Tổng lãnh sự quán tại Hồ Chí Minh và Chongqing

Hai tổng lãnh sự Italia mới sẽ được mở tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam và tại Chongqing, Trung Quốc, với hơn 30 triệu dân. Quá trình tái cơ cấu mạng lưới ngoại giao – lãnh sự đã được Thứ trưởng Ngoại giao Marta Dassù trình bày trong buổi điều trần tại Thượng Nghị viện. 

Ngày 15 tháng 1 vừa qua, Bà Carlotta Colli, Tổng lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh đã được Chính quyền Việt Nam chính thức chấp thuận. Lễ khai trương văn phòng Tổng lãnh sự dự kiến vào tháng 3 cũng là sự kiện kết thúc chuỗi hoạt động cho “năm Ý tại Việt Nam”, một chương trình văn hóa của Đại sứ quán Italia tại Hà Nội nhân dịp 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tổng lãnh sự mới sẽ tạo điều kiện cho Italia tăng cường sự hiện diện trong một khu vực có nền kinh tế đang phát triển mạnh trong khối các nước ASEAN, một thị trường hợp nhất trong tương lai với gần 600 triệu dân, một thị trường giải pháp và bổ sung cho hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.


Quyết định tăng cường sự hiện diện của Italia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động nhằm củng cố các mối quan hệ song phương hiện nay giữa Roma và Hà Nội, mà đỉnh điểm là lễ ký kết Chương trình Hành động 2013-14 để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Chiến lược song phương giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực cơ sơ hạ tầng, quốc phòng, năng lượng, máy móc cơ khí, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam nằm trong trung tâm được hưởng các hiệp định mậu dịch tự do với các nước Nam Á và các nền kinh tế trong vùng (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc): chỉ cần nghĩ tới việc 90% hàng hóa Việt Nam được miễn thuế khi xuất khẩu sang Trung Quốc.


Từ đầu năm nay văn phòng Tổng lãnh sự quán Italia tại Chongqing cũng bắt đầu hoạt động. Chongqing là một vùng dân cư  lớn ở miền nam Trung Quốc với khoảng 33 triệu người dân sinh sống, có thẩm quyền cho khu vực lãnh sự khoảng 200 triệu dân. Nền kinh tế của Chongqing đang phát triển với tốc độ lớn gấp đôi so với tốc độ trung bình của cả nước với một dự án phát triển cơ sở hạ tầng dầy đặc, vì vậy dự kiến có nhiều cơ hội thú vị cho doanh nghiệp Ý. Chính phủ Trung Quốc đã ủng hộ hết mình cho việc mở Tổng lãnh sự, coi nó như một cơ hội chiến lược trong một bối cảnh các mối quan hệ song phương ngày càng mở rộng. Mạng lưới lãnh sự Ý tại Trung Quốc trong hai năm qua đã cấp một phần tư tổng số thị thực nhập cảnh vào khối Schengen cho người Trung Quốc: một hạn mức sẽ còn tăng thêm nữa nhờ có sự hiện diện của Tổng lãnh sự quán tại Chongqing cũng như cho Hội chợ Expo Milano năm 2015.


Việc mở cửa hai Tổng lãnh sự quán mới nằm trong chiến lược tái cơ cấu mạng lưới ngoại giao và lãnh sự mà Bộ Ngoại Giao Ý đang theo đuổi. Chiến lược này cũng đúng với những gì qui định trong chính sách điều chỉnh Chi tiêu Quốc gia “Spending Review” – để điều chỉnh lại hệ thống cơ cấu để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp trước những thách thức và cơ hội mới của thị trường toàn cầu. Thứ trưởng Dassù trong buổi điều trần trước Thượng Nghị viện đã nêu ra các lí do sau đây: “chúng ta phải tái cơ cấu lại mạng lưới ngoại giao như quy định của một loạt các điều luật bắt đầu từ sự chênh lệnh giữa số lượng các cơ sở ngoại giao và nhân viên; chúng tôi đang cố gắng đảm bảo dịch vụ cho người Ý tại nước ngoài và đồng thời hướng mạng lưới tới những vùng ưu tiên chính trị mới, như thế chúng ta sẽ giảm sức nặng của mang lưới tại Châu Âu để  tăng cường sự hiện diện của Ý tại các quốc gia và các thị trường mới”. Việc tiết kiệm thông qua đóng cửa hoặc sáp nhập trong những vùng mà nước Ý đã có nhiều đại diện ngoại giao  sẽ tạo điều kiện cho Ý mở rộng tới các thị trường mới nổi, hoàn toàn đúng với chủ trương của chương trình Điểm đến nước Ý mới được Chính phủ Letta khởi xướng.  Bộ Ngoại giao cũng cho biết “ Việc mở cửa Tổng lãnh sự tại Hồ Chí Minh và tại Chongqing là nằm trong chương trình ngoại giao để phát triển do Bộ trưởng Ngoại giao Emma Bonino khởi xướng, nhằm hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp Ý tại nước ngoài”.