Ngày 29 tháng 11, Lễ khởi công dự án “Hệ thống Thu gom và Xử lý nước thải thành phố Tây Ninh” đã được diễn ra. Sự kiện có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh, ông Dương Văn Thắng, Chủ Tịch UBND thành phố Ông Phạm Trung Chánh, Đại Sứ Italy tại Việt Nam Ngài Antonio Alessandro, Trưởng Đại Diện Văn phòng AICS tại Hà Nội bà Tiziana Fusco, Cán bộ Cấp Cao – Đại diện Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Ông Nguyễn Huy Hoàng.
Dự án, được tài trợ bởi sự hợp tác của Italy với khoản vay ưu đãi 9,700,000 Euro, sẽ giúp cải thiện điều kiện sống và vệ sinh của hơn 150,000 cư dân sinh sống tại thành phố Tây Ninh thông qua việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 5000m3/ngày xây dựng bởi Liên Danh Italy-Việt Sideridraulic-HTC-OCI. Dự án cũng cung cấp việc xây dựng mạng lưới cống dài 21km, và đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu.
Trong bài phát biểu của mình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, Ông Dương Văn Thắng đã khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của dự án sau quá trình đô thị hóa nhanh chóng và các khoản đầu tư công kéo theo trong việc mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nâng cấp các dịch vụ cơ bản của thành phố. “Dự án này” – ông khẳng định, “là một minh chứng cụ thể về tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia, Italy và Việt Nam, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới sự hợp tác của Italy trong dự án này”
Đại sứ Italy, Ngài Antonio Alessandro, nhắc lại những kinh nghiệm lâu dài của Italy trong lĩnh vực Nước sạch, Vệ sinh và Vệ sinh cá nhân (WASH), nhấn mạnh cam kết của Italy trong việc thúc đẩy tái tạo các vùng lãnh thổ dựa trên nguyên tắc bền vững, sáng tạo và hòa nhập, đó cũng là chủ đề chính trong việc ứng cử Rome đăng cai Triển lãm Toàn Cầu 2023.
Trưởng Đại diện Văn phòng AICS Hà Nội, bà Tiziana Fusco, gợi nhắc lại việc phòng ngừa và ứng phó với ảnh hưởng của biến đội khí hậu – một trong số các ưu tiên trong hợp tác Italy, đã được thể hiện thông qua việc xây dựng hệ thống nước thải của dự án, đảm bảo kiểm soát việc thu gom, vận chuyển nước thải và thoát nước, cung cấp cho thành phố phương tiện quản lý nước đầy đủ để giảm các nguy cơ ngập lụt trong thành phố và hạn chế việc tiếp xúc của người dân với nước không đảm bảo vệ sinh. Cùng lúc đó, việc vận chuyển nước đến một nhà máy xử lý nước hiện đại sẽ bảo đảm một biện pháp xử lý thích hợp, phù hợp với luật môi trường của Việt Nam và các quy định liên quan, giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường sau quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Hệ thống cống và nhà máy xử lý nước thải vì vậy sẽ đóng góp vào việc giảm thiểu sự lây lan các bệnh truyền nhiễm và vào sự phát triển của thành phố cũng như sức khỏe và vệ sinh của người dân tại đây.
Với việc thực hiện dự án này, Italy tiếp nối sự hỗ trợ cho Việt Nam và sự hợp tác chiến lược để dạt được các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Phát Triển Kinh tế Xã Hội 2021 – 2030 và Chiến lược Quốc gia Bảo vệ Môi trường cho đến năm 2030.